Tầm quan trọng của việc dùng video trong lớp học là không phủ nhận được. Màu sắc, hình ảnh kết hợp với âm thanh thu hút sự chú ý của học sinh hơn, và vì vậy mà có thể truyền tải hiệu quả hơn những con chữ đơn thuần. Đó là lí do tại sao hầu như giáo viên nào cũng muốn sử dụng video clips trong bài giảng, kéo theo sự đòi hỏi nâng cao kĩ năng cắt, ghép, chỉnh sửa và làm video clips phù hợp. Vậy, lợi ích của việc giáo viên biết sử dụng những công cụ chỉnh sửa video là gì?
1. Có được những clips với độ dài mong muốn
Tìm được một đoạn video ưng ý đã khó, tìm được clip phù hợp với thời lượng của bài giảng càng khó hơn. Thường thì các thầy cô chỉ cần một đoạn ngắn trong clip đó. Rất nhiều công cụ chỉnh sửa video cho phép cắt chính xác tới 1/10 của 1 giây, giúp cho việc “đong đếm” co giãn đáp ứng được quỹ thời gian cho phép của mỗi bài giảng, ví dụ như Movie Maker Online và Online Video Cutter.
Có thể xem minh họa cắt clip dùng Online Video Cutter ở clip dưới đây.
Một số thủ thuật cắt ghép video clips cùng hướng dẫn sử dụng hiệu ứng hình ảnh âm thanh dùng Movie Maker Online được trình bày trong clip dưới đây:
2. Tự làm những clips có nội dung đặc trưng, khó kiếm trên mạng
Với rất nhiều nguồn tranh ảnh, clips miễn phí cho giáo dục, giáo viên có thể dễ dàng tải xuống một clip nào đó. Tuy nhiên có những bài học có nội dung đặc thù địa phương như danh lam thắng cảnh Việt Nam, danh nhân văn hóa, danh nhân lịch sử Việt Nam, hoặc những món ăn dân dã Việt Nam, v.v. không có sẵn nhiều clips bằng tiếng nước ngoài. Trong những trường hợp này, lựa chọn tốt nhất là tự tạo clips từ những file nhạc và hình ảnh có sẵn. Một số công cụ chỉnh sửa video cho phép tạo clips từ file âm thanh và hình ảnh tải từ máy tính đồng thời có tính năng chèn chữ để thuyết minh. Ví dụ như Movie Maker Online
Có thể xem clip hướng dẫn tạo clip dùng ảnh và nhạc có sẵn trong clip sau:
3. Thỏa sức sáng tạo với các dạng bài tập trên lớp cũng như về nhà
Ví dụ như thay vì cho học sinh làm bài Matching (nối) giữa tên của các loài hoa với hình ảnh in, bạn có thể tạo một clip có lồng nhạc chạy lần lượt từng loại hoa nhưng tên hoa không đúng (được trộn lẫn). Học sinh xem clip và được đề nghị ghép tên hoa đúng với hình chạy trên clip.
Các thầy cô có thể làm tương tự với các hoạt động warm-up (khởi động), wrap-up (kết bài) hoặc các hoạt động bổ trợ, bài tập về nhà, v.v. miễn sao sáng tạo mà vẫn bám sát nội dung và đảm bảo thời lượng. Sẽ mất thời gian soạn giáo án hơn nhưng bù lại bài giảng sinh động hơn, học sinh chăm chú hơn.
4. Có thể tự hào với đồng nghiệp và học sinh
Làm được một clip cần đầu tư thời gian và sự kiên nhẫn từ lúc lên ý tưởng, chọn hình ảnh âm thanh phù hợp, thao tác trên công cụ tới lúc ra sản phẩm cuối cùng. Cảm giác thật hãnh diện khi thầy cô đồng nghiệp khen hoặc hỏi bạn làm thế nào mà có những hiệu ứng như thế hoặc làm thế nào mà lồng được đoạn nhạc hay vào đúng chỗ. Cảm giác thật vui khi các học sinh trầm trồ khen thầy/cô. Đó là công sức, là sự ham học hỏi của bạn. Bạn nên tự hào 🙂 . Mỗi lần như vậy, bạn có thấy yêu nghề hơn?
5. Có thể tạo “thương hiệu” của chính mình
Thầy cô thực sự đam mê có thể giành thời gian tạo các clips khác nhau cho từng bài giảng hoặc chuyên đề nhất định. Bạn có thể chia sẻ miễn phí các clips cho các thầy cô khác và cộng đồng, nhưng nhớ “đánh dấu” (water mark) để thể hiện “thương hiệu”, bản quyền của mình nhé. Tại sao không? Đó là tâm huyết và chất xám của bạn. Bạn xứng đáng nhận credit :).
Còn lợi ích nào khác của việc giáo viên biết sử dụng công cụ chỉnh sửa video các thầy cô muốn chia sẻ nữa không? Chúc các thầy cô và các bạn ngày càng đam mê ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy và học tập, mỗi ngày một yêu nghề hơn.
Nếu bạn thích bài viết này, hãy subscribe to blog của mình để được cập nhật kịp thời những bài đăng bổ ích qua email nhé. Cảm ơn các bạn. 🙂
Vũ Thị Huyền says
Hay lắm cô ạ. Cô thật tuyệt vời.
Giang ICT-Edu says
Sẽ còn nhiều bài về dạy học với video nữa cho các thầy cô cô Huyền ạ. 🙂