Để tìm ra một list các apps học tiếng Anh (và học ngoại ngữ) rất dễ dàng. Chúng ta chỉ cần gõ vài từ khóa “the best English learning apps 2019” hay “top 10 apps for learning English”, v.v. bạn có thể thấy loạt bài giới thiệu hàng chục ứng dụng cùng một lúc. Có những cái tên quen. Có những cái tên lạ. Nhưng để ý kĩ chúng ta sẽ thấy đa số tác giả được “thuê” viết để quảng cáo cho ứng dụng và chuyện này là bình thường. Nhưng chính vì thế mà các tác giả có phần bị “biased”, chỉ nêu điểm cộng mà không nêu điểm trừ và thường cuối cùng hoặc là lờ đi thực tế người dùng phải trả thêm tiền để fully use ứng dụng hoặc là nêu mức phí người dùng phải trả nếu muốn sử dụng thêm hay loại bỏ một số tính năng. Thảng có một số bài báo tiếng Việt về cùng chủ đề thì người viết chỉ lược dịch chung chung từ các bài báo tiếng Anh. Trong khi điều chúng ta cần là người viết bài cũng là người trải nghiệm apps thì mới có thể review chân thực được. Mặt khác, người viết tin rằng người review nên dựa vào một số tiêu chí đánh giá nhất định. Thêm nữa với đa số người dùng Việt Nam, “miễn phí” vẫn là một tiêu chí hàng đầu.
Có thể có người sẽ nói rằng trải nghiệm và feedback của người dùng cũng quan trọng và nên trở thành một trong các tiêu chí. Người viết hoàn toàn đồng ý với quan điểm đó vì mục tiêu cuối cùng vẫn là sự hài lòng và tiến bộ của người học. Nhưng đôi khi một app được hàng trăm triệu người thích và recommend chưa hẳn đã là app phù hợp với chúng ta.
Xêm thêm:
Điều này dẫn chúng ta quay về quan điểm ban đầu của người viết: Phải “lăn vào” tìm tòi khám phá xem những gì các ứng dụng mang lại có phù hợp với trình độ, nhu cầu, mong muốn, quan điểm, v.v. của bản thân cũng như của học sinh, con em hay không trước khi bắt đầu sử dụng các “em nó” cho cả cuộc hành trình rèn luyện.
Người viết bắt đầu chuyến khám phá bằng việc vào App Store, dùng những từ khóa sau để tìm các apps học tiếng Anh: English learning, English grammar, English vocabulary, Learning English with videos, Sentence builders/makers, English pronunciation, Practice speaking English, Listening to English. Kết quả cho ra trên dưới 10 apps mỗi lần search. Tiêu chí ban đầu để download xuống là app phải free và người học phải hoàn toàn được “tắm” tiếng Anh. Sau lần lọc ban đầu này cho ra tổng cộng 20 apps. Người viết đã signed up và sử dụng từng app một để sàng lọc một lần nữa. Cuối cùng là 5 apps vào “chung kết”. Những apps còn lại có app cố tình thiết kế mấy bài luyện sơ sài cho người dùng dùng free đặng cài quảng cáo; có app cũng cố gắng copy ý tưởng của các apps nổi tiếng nhưng lại thiếu nhiều tiêu chí để trở thành app tốt; có app tốt thậm chí rất tốt nhưng phải trả phí để tiếp tục sử dụng thêm dịch vụ cho dù trước khi download không có dòng chữ In-app purchase; hoặc có một số apps học tiếng Anh nhưng chỉ thiết kế cho người dùng ở một số nước nhất định truy cập, không có Việt Nam.
5 apps cuối cùng được tiếp tục “mổ xẻ” dựa trên 8 yếu tố đã nêu ra ở bài đăng về các tiêu chí chọn lựa một app học ngoại ngữ (tiếng Anh) phù hợp. Bảng dưới đây tóm tắt ngắn gọn các tiêu chí thể hiện ở từng app như thế nào. Tên tiêu chí 1-8 được để ở tiếng Anh nhằm mục đich tiết kiệm không gian. Cụ thể:
Level: Nói rõ dành cho đối tượng ở trình độ, độ tuổi nào hoặc nêu mức khó dễ của content
Guide: Có hướng dẫn sử dụng app
User-friendliness: Giao diện cuốn hút hoặc dễ sử dụng
Content Quality: Chất lượng nội dung
Feedback: Có nhận xét đúng sai với đáp án của người đọc
Interaction: Có tính tương tác (share, contact)
Custom: Có thể thay đổi một số settings theo nhu cầu
Free: Không phải trả phí hoặc phí rất nhỏ
Y = Yes (App đạt tiêu chí này)
N = No (App không cung cấp tính năng này)
TÊN APPS + TIÊU CHÍ |
Learn English Grammar |
Johnny Grammar Word Challenge |
Learn English Podcast |
4Speak | Sentence Maker |
|
1 | Level | Y | Y | N | Y | Y |
2 | Guide | Y | Y | Y | Y | Y |
3 | User Friendly |
Y | Y | N | Y | Y |
4 | Content Quality |
Y | Y | Y | Y | Y |
5 | Feedback | Y | Y | Y | Y | Y |
6 | Interaction | Y | Y | Y | Y | Y |
7 | Custom | Y | Y | Y | Y | Y |
8 | Free | Y | Y | Y | Y | Y |
Tình cờ 3 trong số 5 apps học tiếng Anh trên (3 apps đầu tiên) được xây dựng và phát triển bởi Hội đồng Anh, một tổ chức uy tín trên thế giới trong việc truyền tải ngôn ngữ và văn hóa Anh tới các đối tượng người học là người lớn cũng như trẻ em. Sau đây chúng ta sẽ khám phá từng app một nhé.
1. LearnEnglish Grammar
Đây là một app hoàn hảo cho cả người mới học lẫn người đã ở trình độ cao, gồm 2 phần chính là Practice và Test.
Practice có 4 levels sau để lựa chọn luyên tập: Beginner, Elementary, Intermediate, và Advanced. Trong mỗi level lại có các “gói” khác nhau. Trong mỗi “gói” có nhiều đề mục ngữ pháp nhỏ, từ những đề mục “dễ” như to be, have got cho tới những đề mục khó nhằn hơn như Reported Speech, Intensifier: Collocations.
Tương tự, các bài kiểm tra cũng test các trình độ khác nhau. Có hàng ngàn câu hỏi trong mục Test này. Điều thú vị là phần test nào cũng có Timer báo hiệu cho người học biết họ mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành bài
Người học có thể chọn cách bắt đầu luyện các đề mục ngữ pháp trong Practice rồi kiểm tra kiến thức trong Test. Hoặc bắt đầu từ Test để xem mình mạnh ở điểm nào, yếu ở điểm nào rồi quay lại Practice luyện nhiều về điểm yếu. Hoặc kết hợp áp dụng cả hai approaches. Khi đã master một level, hãy ăn mừng rồi tiếp tục chinh phục level mới nha các bạn. Hàng nghìn câu hỏi cơ đấy!
Điểm mạnh nhất của app là các dạng bài luyện tập lẫn kiểm tra đều rất đa dạng phong phú gồm cả câu hỏi trắc nghiệm lẫn tự luận. Bên cạnh đó, giao diện đơn giản, gọn gàng, phông chữ dễ nhìn kèm hình ảnh minh họa cũng là một điểm cộng. App còn cho phép người dùng tùy biến cài đặt Sound Effect, sắp xếp lại thứ tự các câu hỏi, v.v. Và còn điều này nữa, vô cùng QUAN TRỌNG: Nội dung kiến thức ngữ pháp cũng như ngôn ngữ đời thực mà app LearnEnglish Grammar cung cấp/sử dụng tương ứng với chuẩn Khung tham chiếu Châu Âu (Common European Framework of References – CEFR). Khung tham chiếu ngôn ngữ này được nhiều trường Đại học trong nước cũng như Quốc tế lấy làm thước đo chuẩn mực năng lực ngôn ngữ (tiếng Anh).
Bé lớn nhà mình (9 tuổi) nghe và nói tiếng Anh rất tốt nhưng Ngữ pháp lại “ấm ớ”. Đã vậy tính nàng hiếu động, ngồi với giấy bút không được lâu nhưng học trên iPad lại ngược lại. Mình rất mừng khi tìm thấy ứng dụng này cho nàng bởi đây là một apps học tiếng Anh hoàn hảo cho nàng lấp lỗ hổng đồng thời đáp ứng được nhu cầu lướt lướt ngón tay của nàng. 🙂
Bạn đọc có thể tham khảo thêm clip dưới đây trước khi quyết định có nên tải ứng dụng về hay không. (Sorry trước là cả 3 videos trong bài này đều shot vào một đêm Sydney mưa dầm lạnh cóng và người nói đang vị viêm họng nặng :((
Tải về (UKed) | iPhone/iPad: iOS | Smartphones/Tablets khác: Android |
Bạn đọc quan tâm phiên bản tương tự về Ngữ pháp Anh-Mỹ có thể search trên App Store hoặc Google Play với key words: LearnEnglish Grammar USed. Cấu trúc giống hệt phiên bản UKed, cũng của Hội đồng Anh.
2. Johnny Grammar Word Challenge
App rất cuốn hút bởi nhắm vào tâm lí “chạy đua” của người học, đua xem trong 60 giây ai trả lời được nhiều câu hỏi nhất. Sau 60 giây, người học nhận được thông tin tổng kết có bao nhiêu câu đúng sai, cụ thể câu nào đúng câu nào sai. Lúc làm bài có cảm giác như người học đang tham gia cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia vì có đồng hồ đếm ngược đồng thời có giới hạn số giây cho mỗi câu. Có lựa chọn Skip (Bỏ qua). Nếu sau 5 giây bạn không có câu trả lời thì App chuyển sang câu mới và mặc định câu trả lời trước đó là Sai. Có hẳn một Leaderboard (Bảng xếp hạng) cập nhật hàng tuần tên của những bạn có nhiều câu trả lời đúng ở các trình độ khác nhau trên quy mô toàn cầu. Điều này cũng khiến bạn cảm thấy bạn đang học cùng cả một cộng đồng, not alone.
Có các loại huy hiệu (badges) biểu thị các ngưỡng người học đạt được sau mỗi lần lập thành tích mới. Ví dụ, các em sẽ thích vươn lên từ ngưỡng ban đầu Grammar Novice (Người mới học Ngữ pháp) tới ngưỡng cao nhất Grammar Genius (Thần đồng Ngữ pháp). Đây là một cách để người học tự đánh giá được level của mình. Đồng thời cũng mang lại cảm hứng mong chờ “phần thưởng”.
Nhưng cuốn hút hơn cả là các câu hỏi (quizzes) về Từ vựng (Words), Ngữ pháp (Grammar), và Đánh vần (Spelling) rất thú vị, kiểm tra kiến thức của người học thông qua những ví dụ sinh động, bám sát thực tế. Nhờ đó mà người học hiểu và sử dụng tiếng Anh bởi vì it sounds right (nghe thấy đúng) chứ không đơn thuần là bởi học thuộc lòng rồi áp dụng cứng nhắc.
Có 3 mức độ: Dễ (Easy), Trung bình (Medium), và Khó (Hard) để lựa chọn. Với Grammar, 3 mức độ khó dễ này được mặc định gắn với mỗi đề mục ngữ pháp nhất định. Ví dụ, các bài về Giới từ (Prepositions) được coi là Dễ, về Danh động từ (Gerunds) được coi là Trung bình, và về Liên từ (Conjunctions) được coi là Khó.
Trong mục Words, có 10 chủ đề để lựa chọn (e.g. Food & Restaurants, Hobbies, Small Talk, Films TV Internet). Đặc biệt có hẳn một topic riêng về Idioms rất hay. Trong mỗi một chủ đề để học Từ vựng, người học cũng được lựa chọn 3 độ khó dễ khác nhau. Rất rất hay. Tiếng Anh của người viết dù được coi là trình độ Advanced nhưng đã cực kì thích thú tham gia làm thử một topic ở trình độ Easy. Chỉ có thể phát biểu một câu: Team thiết kế app rất biết cuốn hút người dùng với content chuẩn chỉnh và thử thách 60 giây 🙂
Spelling không có lựa chọn trình độ. Có thể bởi vì ở trình độ nào thì Spelling cũng khó chăng??? :)) Mình nhận thấy hầu hết các từ vựng được đưa vào phân biệt đánh vần đúng sai có vẻ đều từ mức early intermediate trở lên.
Theo mình app này có thể sử dụng được cho cả trẻ em và người lớn ở các trình độ khác nhau muốn học từ đầu, nâng cao, hoặc hệ thống lại kiến thức về từ vựng và ngữ pháp. Không khuyến khích các bé dưới lớp 1 chưa biết đọc bởi app không lồng ghép âm thanh hình ảnh động nhằm giúp việc đưa kiến thức tới các bé dễ dàng hơn. Hơn nữa, khối lượng kiến thức dường như dành cho các bé đã biết đọc biết viết.
Các thầy cô và phụ huynh có thể xem thêm chi tiết ở clip ngắn dưới đây trước khi quyết định có nên tải app về máy hay không.
Tải về | iPhone/iPad: iOS | Smartphones/Tablets khác: Android |
3. LearnEnglish Podcast
Đây là một app gồm nhiều series file Nghe về các chủ đề khác nhau như UK Life, Professionals, Magazine, Schools, v.v. Mỗi một chủ đề có khoảng 10 episodes. Mỗi một episode là một bài nghe dài kèm scripts và câu hỏi đọc hiểu.
Tuy app không nói rõ dành cho lứa tuổi trình độ nào, có vẻ như các đoạn hội thoại về cuộc sống thường ngày tốc độ chậm hơn một chút so với các bài mono talk về các chủ đề thời sự; từ vựng cũng đơn giản hơn. Điều này gợi ý rằng app phù hợp với những bạn ít nhất trình độ B1 và B2 trở lên theo CEFR.
Điểm trừ nho nhỏ là giao diện Home hơi lộn xộn, các chủ đề nghe không được sắp xếp theo một thứ tự nhất định, hoặc ABC hoặc từ dễ đến khó. Người học sẽ mất một thời gian tự khám phá mới định hình được nếu chưa từng nghe đến series podcasts này bao giờ.
Điểm mạnh là nội dung, chủ đề, các dạng câu hỏi nghe hiểu phong phú. Chất lượng âm thanh tốt. Người học có thể giảm tốc độ nghe chậm lại 50% nếu bài nghe quá nhanh. Tuy nhiên, người viết không khuyến khích vì tiếng bị méo tương đối khó nghe.
Để học phần này hiệu quả, chúng ta phải hết sức kiên nhẫn, nghe hiểu hết episode này mới chuyển sang episode khác. Nên vừa nghe vừa trả lời câu hỏi trước. Kiểm tra lại câu trả lời. Nghe lại để trả lời lại những câu sai. Sau đó mới vừa nghe vừa nhìn scripts hoặc vừa nghe vừa nhắc lại để luyện nói + phát âm luôn. Nếu bạn đang luyện IELTS hoặc tăng năng lực tiếng Anh theo CEFR thì đây là các series podcasts giọng Anh-Anh hoàn hảo.
Khuyến khích xem clip này trước khi tải về sử dụng:
Tải về | iPhone/iPad: iOS | Smartphones/Tablets khác: Android |
4. English Conversation 4Speak
Đây là một app luyện Nghe-Nói qua các đoạn hội thoại giọng Anh – Mĩ. Người học có thể lựa chọn luyện các trình độ khác nhau (Beginner Conversations, Business Conversations, Course Conversation, Everyday Conversations). Cho mỗi trình độ có khoảng 10-20 chủ đề. Mỗi chủ đề có khoảng 10-20 đoạn hội thoại. Vậy tính ra có đến xấp xỉ 1000 đoạn hội thoại với chủ đề khác nhau, nội dung thực tế, thú vị cho người học lựa chọn luyện tập. Tuy nhiên, cách mỗi đoạn hội thoại được thiết kế để phục vụ luyện Nghe-Nói mới là điểm nhấn của app này.
Bước 1: Chọn 1 đoạn hội thoại
Bước 2: Nghe đoạn hội thoại (có scripts đi kèm)
Bước 3: Practice – App cho phép bạn chọn vai hoặc người A hoặc người B. Nếu chọn A, bạn sẽ make a conversation với B và đổi vai ngược lại khi đã luyện vai A thành thục.
Bước 4: App thậm chí còn cho bạn ghi âm lại đoạn hội thoại giữa bạn và app để bạn có thể nghe và luyện lại nếu chưa ưng ý.
Bước 5: Kết lại, app cung cấp 1 bài quiz nghe hiểu nhỏ khoảng 4-5 câu kiểm tra xem bạn đã hiểu nội dung đoạn hội thoại chưa. Bạn có thể kiểm tra xem câu trả lời của mình đúng hay sai. Có thể làm lại nếu có câu trả lời sai.
Hơn thế nữa, hiểu được tầm quan trọng của slangs và idioms trong nói tiếng Anh tự nhiên hàng ngày, người phát triển app còn cung cấp một mục riêng về Words for Speaking và Idioms and Phrases kèm giải thích ví dụ cụ thể như trong từ điển. Nhưng hơn từ điển ở điểm: bạn vừa được nghe app phát âm (cụm) từ đó vừa có thể ghi âm lại phát âm (cụm) từ đó của mình để so sánh.
Tuy app không hỗ trợ feedback về phát âm của bạn, bạn có thể dùng một công cụ khác song song để kiểm tra xem phát âm của mình chuẩn chưa. Ví dụ, khi ghi lại đoạn hội thoại trên app, bạn có thể đồng thời bật nút ghi âm trên công cụ Speech to Text Otter. Nếu Otter chép lại đúng đoạn hội thoại, có thể coi là bạn đã phát âm đủ chuẩn để Otter nghe, ghi lại và chép xuống giọng của bạn. Nếu Otter chép xuống từ sai, khả năng lớn là bạn phát âm chưa rõ ràng và hãy luyện tập thêm những từ đó nhé.
Vẫn chưa hết ưu điểm của app này các bạn ạ. App còn cung cấp một loạt mini English tests (10 questions each) dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm từ trình độ Basic, Level A, B, C, đến TOEFL, rồi Synonyms TOEFL. Còn nữa: người học còn được tiếp cận với một Video library khổng lồ với các kênh video dạy tiếng Anh như English a Minute, English at Movies, People in America (Tôi chưa kiểm chứng hết được các kênh này – mong chờ ý kiến đóng góp của các bạn đã, đang và sẽ dùng); và mục Radio Online bao gồm các kênh radio nói tiếng Anh của BBC, v.v. để nghe tiếng Anh ở tốc độ tự nhiên nhất về mọi chủ đề.
What a HUGE app! A lot in one! Các bạn có tưởng tượng các bạn có thể tiếp cận với một nguồn học liệu dồi dào như vậy mà không mất phí! Đã vậy quảng cáo trong app chỉ “nép” vào phía dưới, không nhảy lên choán hết màn hình. Rất dễ chịu. Và thật tự hào app này được phát triển bởi một người con gốc Việt (anh Phan Phuoc Luong).
Tải về: iPhone/iPad iOS (Chưa available trên nền tảng Android).
5. Sentence Maker
Các bạn bé tí (1-6 tuổi) thiệt thòi quá vì bài review này không có nhiều apps cho các bé. Đa số các apps học tiếng Anh cho các bé hay hay kèm multimeadia sống động lôi cuốn các bé như Reading Eggs hay LingoKids thì đều là app trả phí, nằm ngoài phạm vi của bài review này. May mắn có một app Sentence Maker lọt lưới.
Sentence Maker luyện ngữ pháp và đọc cho các bé ở mức độ cụm từ và câu. Mỗi bài đều ngắn, thậm chí chỉ 1 phút, có hình ảnh, âm thanh để thu hút sự chú ý của các bé. Các bé dùng ngón tay di các cụm vào đúng ví trí để tạo thành câu đúng. Mỗi câu, mỗi cụm từ đều đươc đọc to lên trước, trong và sau quá trình các bé sắp xếp câu, cho nên các bé có thể học Nghe và học Nói cùng lúc bằng cách nhắc lại lời của người đọc. Mỗi khi bé làm đúng, luôn có những lời khen ngợi động viên như Super! Sweet! Well done! You are great! You did it!, v.v.
Điểm đặc biệt của app này là người lớn có thể tham gia thiết kế bài luyện tập cho bé. Ví dụ, có thể customise độ dài của câu, thêm từ mới, thêm hình ảnh mới, thêm đoạn nhạc mới, hoặc thêm những khen đặc biệt cho riêng nickname của bé. Bố mẹ hoặc thầy cô có thể thỏa sức sáng tạo hoặc quyết định xóa bớt các bài tập họ cho rằng không phù hợp với con em mình. Để vào được những khu vực cài đặt tùy biến này, người lớn phải in 3 đầu ngón tay lên màn hình. Việc này nhằm tránh các bé vào tò mò bấm linh tinh xóa sạch công sức sáng tạo của thầy cô bố mẹ 🙂
Sentence Maker nhận được rất nhiều reviews tích cực của bố mẹ là native speakers. Có bố mẹ còn nói rằng ngay cả bé 9 tháng tuổi của họ cũng thích thú kéo thả các cụm từ để tạo câu. Điều tuyệt vời nữa là app không hề có quảng cáo. Và nếu bố mẹ muốn ủng hộ team thì chỉ cần trả $0.99 (chưa tới 1 đô), một số tiền không đáng kể, để có thể tiếp cận với một kho hơn 500 mẫu câu có sẵn. Nếu không, tài nguyên miễn phí cũng rất nhiều rồi. Chưa kể còn có thể tạo thêm câu.
Tải về: iPhone/iPad iOS (Chưa available trên nền tảng Android).
PS. Mình chưa liên lạc được với hai nhà phát triển App 4 và 5 để xin phép được sử dụng hình ảnh nội dung trên app để quay clip nên mình tôn trọng bản quyền. Vì vậy mà tạm thời không có ảnh cũng như videos để minh họa cho 2 apps này.
Kết luận
Trên đây là 5 apps học tiếng Anh hay + miễn phí cho cả trẻ em và người lớn mà người viết chọn ra dựa trên 8 tiêu chí lấy từ kết quả của các nghiên cứu thực nghiệm. Với các apps di động, việc học tiếng Anh có thể xảy ra mọi lúc mọi nơi. Hơn thế nữa việc học còn trở nên fun hơn.
Các thầy cô và các bậc phụ huynh lưu ý nên ở bên các bé khi các bé học trên app nhằm ngăn các bé bấm vào các quảng cáo pop-up (thường là games hoặc một app học tiếng Anh khác). Hướng dẫn các con cách tắt quảng cáo để tiếp tục luyện tập.
Quan điểm của người viết: apps nên được sử dụng như một nguồn bổ trợ, tận dụng những lúc di chuyển hoặc một khoảng thời gian nhất định nào đó trong ngày. Không nên dựa vào apps như là một giáo trình chính.
Nếu tìm được các apps học tiếng Anh khác, bố mẹ – thầy cô nhớ dựa vào 8 tiêu chí này để quyết định xem có nên chọn app đó cho bản thân hoặc cho các bé không nhé. Tiêu chí “Free” có thể được loại bỏ nếu bố mẹ có thể afford được.
Chúc bố mẹ và các con học vui và hiệu quả.
Nếu bạn thích bài viết này, hãy subscribe to blog của mình để được cập nhật kịp thời những bài đăng bổ ích qua email nhé. Cảm ơn các bạn. 🙂
https://customcollegeessays.com/blog/inspirational-essays says
It is very convenient to start learning English using the special applications. They focus on various types of exercises to help you quickly to learn vocabulary and grammar